Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Các App Giúp Trải Nghiệm HĐH Android Miễn Phí

Bạn đang dùng máy của một hãng nào đó và cảm thấy nhàm chán với những ứng dụng mặc định mà nhà sản xuất cài sẵn? Bạn muốn trải nghiệm Android miễn phí nhưng lại ngại flash ROM, ngại root máy hay chỉ đơn giản là muốn giữ lại những tính năng đặc thù của máy? Những ứng dụng mà mình chia sẻ trong bài này sẽ giúp giải quyết vấn đề nói trên của anh em khi nó mang lại được những thứ rất giống với Android gốc mới ra lò từ Google trong khi không đòi hỏi anh em phải đụng gì đến hệ thống cả, và điều tuyệt nhất là chúng hoàn toàn miễn phí.


1. Launcher: Google Now Launcher


Đây là launcher chính chủ của Google nên bạn hoàn toàn an tâm về trải nghiệm của nó, dù là cài trên bất kì máy nào đi nữa. Mình thích launcher này vì nó rất đơn giản, hoạt động mượt mà trong khi vẫn có đầy đủ những chức năng mà anh em yêu cầu: cuộn dọc, thanh tìm kiếm nhanh, gợi ý app thường dùng, widget… Tất nhiên, launcher này cũng được tích hợp Google Now và bạn có thể truy cập nó bằng cách trượt sang bìa bên trái của màn hình chính. Quan trọng hơn hết, Now Launcher chạy cực kì mượt và nhanh, ngay cả trên những máy cấu hình thấp nên bạn sẽ có trải nghiệm tốt hơn so với một số launcher bên thứ ba.


Tải về Google Now Launcher dành cho Android



Launcher: Google Now Launcher
Launcher: Google Now Launcher


2. Nhắn tin SMS: Google Messenger


Đây là ứng dụng nhắn tin mà mình cực kì yêu thích và gần như là luôn cài nó lên bất kì máy Android nào mà mình xài. Messenger ngon ở chỗ được thiết kế theo giao diện Material Design cực kì đẹp mắt trong khi vẫn giữ được hiệu năng tốt, chạy cực kì mượt mà và rất đơn giản. Tất cả trải nghiệm được đều tập trung xung quanh chuyện nhắn tin, không có gì rườm rà thêm (trừ tính năng reply nhanh hữu ích). Và bạn KHÔNG cần phải chạy Android 5.0 thì mới cài được Messenger, app này chạy với cả những phiên bản Android cũ hơn và vẫn giữ được giao diện như thế.


Nếu bạn muốn nhiều tính năng hơn một chút thì có thể xài app Google Hangouts. Phần mềm này cũng do chính Google làm ra, nó cũng giống trên các máy Nexus và có tích hợp nhiều chế độ tùy chỉnh cũng như chức năng nâng cao.


Tải về Google Messenger dành cho Android


Tải về Google Hangouts dành cho Android



Nhắn tin SMS: Google Messenger
Nhắn tin SMS: Google Messenger


3. Trình gọi điện: Google Dialer


Thật là hay khi Google mới đây đã đăng tải trình gọi điện của các máy Nexus lên Play Store để ai cũng có thể cài và trải nghiệm. Dialer được thiết kế khá gọn gàng và trông sang trọng hơn so với trình duyệt mặc định do các hãng cài sẵn. Nó chạy cũng rất là nhanh, và mình cực kì thích giao diện gọi nhanh đến những người yêu thích: to, rõ, dễ bấm, dễ phân biệt.


Tuy nhiên, có một thứ cần chú ý đó là Google Dialer chỉ dành cho các máy chạy Android 6.0 trở lên mà thôi. Nếu bạn sử dụng thiết bị cũ hơn, hãy xài phiên bản Dialer cũ của Android AOSP. Nó không đẹp bằng Dialer mới nhưng vẫn có đầy đủ chức năng, và tất nhiên là cũng rất là mượt và đảm bảo độ “gốc” rồi vì cũng do chính Google làm ra mà.


Tải về Google Dialer dành cho các máy Android 6.0 trở lên

Tải về Google Dialer cũ dành cho các máy Android 5.0 trở xuống (APK)



Trình gọi điện: Google Dialer
Trình gọi điện: Google Dialer


4. Quản lý danh bạ: Google Contacts


Tương tự như trình gọi điện, Google cũng mới đăng tải app danh bạ của Android 6.0 lên Play Store và nó chỉ dành cho những thiết bị với Android 6.0 trở lên mà thôi. Nếu bạn xài Android thấp hơn thì có thể xài bản cũ của trình danh bạ, cũng do chính Google làm cho Android 5.0 trở xuống.


Tải về Google Contacts dành cho các máy Android 6.0 trở lên

Tải về Google Contacts cũ dành cho các máy Android 5.0 trở xuống (APK)



Quản lý danh bạ: Google Contacts
Quản lý danh bạ: Google Contacts


5. Bàn phím: Laban Key


Đây là một trong những bàn phím tiếng Việt tốt nhất cho Android mà mình từng thử qua. Nó được phát triển dựa trên bàn phím gốc từ Google nhưng đã được chỉnh sửa lại để tương thích với cả kiểu gõ VNI lẫn kiểu TELEX thông dụng hiện nay. Kích thước phím hợp lý, khoảng cách giữa các phím vừa đủ, tốc độ phản hồi nhanh, hỗ trợ multitouch là những điểm mạnh của bàn phím này. Thông qua đó thì việc nhập liệu của chúng ta cũng được chính xác hơn.


Nói về giao diện thì Laban Key cho phép đổi theme, và cài sẵn theo app đã có theme bàn phím theo kiểu Android gốc rồi. Có cả theme gốc theo kiểu Light (dùng màu trắng sáng) hoặc kiểu Dark (dùng màu xám và xanh) tùy các bạn chọn.


Tải về Laban Key dành cho Android



Bàn phím: Laban Key
Bàn phím: Laban Key


6. Camera: Google Camera


Google Camera mới đây được cập nhật với giao diện mới rất ngon và nhẹ nhàng, đơn giản, anh em nào thích thì có thể thử qua. Tuy nhiên, lời khuyên của mình đó là nếu anh em đang hài lòng với trình chụp ảnh có sẵn trên máy thì nên xài nó vì nhiều khả năng nó có nhiều tính năng hơn so với Google Camera. Ví dụ, app chụp ảnh mặc định của HTC, LG cho phép chỉnh tốc độ chụp, ISO, cân bằng trắng và nhiều thứ khác, trong khi Google Camera thì không có. Ngoài ra, trên One M8 của mình thì mình cảm giác là chụp hình bằng app mặc định cho ra ảnh đẹp hơn so với Google Camera.


Tải về Google Camera dành cho Android



Camera: Google Camera
Camera: Google Camera


7. Ứng dụng thư viện ảnh: Google Photos


Photos là trình quản lý ảnh kiêm dịch vụ sao lưu, chia sẻ ảnh đám mây. Ngoài việc xem, xóa ảnh thì Google Photos còn cho phép bạn chỉnh sửa nhanh hình ảnh của mình với nhiều công cụ mạnh mẽ. Cái mình thích ở Photos đó là nó có khả năng tự động chỉnh cho ảnh của đẹp lên hoặc làm trò mèo vui vẻ gì đó để ảnh sinh động hơn (tự thêm khung ảnh, mặt cười, v.v). Ngoài ra, khi sử dụng Google Photos thì ảnh của bạn cũng được backup tự động lên mạng nên lỡ có mất máy hay hỏng máy thì cũng không lo mất ảnh.


Xem thêm về các tính năng hay của Google Photos ở đây


Tải về Google Photos dành cho Android



Ứng dụng thư viện ảnh: Google Photos
Ứng dụng thư viện ảnh: Google Photos


Trang chủ: SkyGame.Mobi


Fanpage: Hack Game No.1


Các App Giúp Trải Nghiệm HĐH Android Miễn Phí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét